[HÀNH TRÌNH TỪ PHỐ VỀ QUÊ] NGHỀ NÔNG HAY VIỆC NHÀ NÔNG?

[HÀNH TRÌNH TỪ PHỐ VỀ QUÊ] NGHỀ NÔNG HAY VIỆC NHÀ NÔNG?

LTS: Cách làm nông như bà con nông dân nước ta từ trước tới nay có phải là một nghề không?. Câu trả lời của tôi là: Không. Vậy, phải gọi công việc đó là gì?. Theo tôi: Bà con nông dân chúng ta hiện nay đang làm “việc nhà nông”. Vì vậy, các bạn trẻ những người đang có ý định "bỏ phố về quê" hay "bỏ phố lên rừng" hoặc những bạn trẻ vẫn còn ở quê và đam mê nông nghiệp hãy thay đổi cách nhìn về cách làm nông. 

(Nhà báo Xuân Trường - Ông chủ của trang trại: Vườn bồ công anh cùng với tác giả)

Tôi sinh ra, lớn lên ở phố không biết một chút gì về trồng trọt_ chăn nuôi, không biết cày cấy như thế nào?, chưa từng bốc phân bón ruộng, nhưng tôi yêu nông nghiệp xanh, sạch và đang có ý định bỏ phố về quê, sau vài trải nghiệm nơi ruộng đồng tôi xin có vài nhận xét về công việc nhà nông, tôi tự nhận mình là "múa rìu qua mắt thợ". Bài viết dưới đây thể hiện cái nhìn riêng của tôi về cách làm nông của đa số nông dân Việt, trong bài viết này nếu có điều gì chưa phù hợp với thực tế mong bạn bè gần xa cùng góp ý trao đổi.

------

Nghề theo từ điển tiếng Việt, là công việc của người chuyên làm để sinh nhai. 

Bạn hãy xem: Công việc làm nông thuở xưa không ai gọi là một nghề để mưu sinh, sản phẩm được làm ra từ nông nghiệp lúc bấy giờ chỉ phục vụ cho cái ăn hàng ngày của từng gia đình, từng xóm làng nên việc trồng cây, cấy lúa được lặp đi lặp lại và sản phẩm thu được từ làm nông cũng không có gì thay đổi. Tổ tiên chúng ta chưa có khái niệm làm nông là một nghề, vì cho rằng nói đến nghề là phải nói đến kỹ năng, bí kíp của từng công việc, nghề là cái gì đó mà nó phải khó hơn nhiều hơn việc làm nông, không phải chỉ nghe, nhìn thấy mà có thể làm được ngay, còn làm nông ai ai mà chẳng biết, do vậy người xưa có câu: “Ruộng bề bề không bằng một nghề trong tay” là vậy.

(Tác gải đang trải nghiệm thực hành Nghề nông)

Khi khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi chưa được đưa vào áp dụng trong sản xuất nông nghiệp thì cảnh một nắng hai sương, bán mặt cho đất_bán lưng cho trời, đi không ai thấy về không thấy ai, bây giờ có câu: “Đi từ tơm tởm sáng cho đến tim tỉm tối mới về”, hạt cây giống gieo trồng xuống đất nếu ít lâu không có được trận mưa giông cho đậm thì nỗi lo toan của nông dân: giống sẽ không nẩy mầm, hạt giống lên rồi vẫn ngong ngóng chờ mưa cho cây trồng tươi tốt thì mới mong trổ hoa kết nụ mới có ngày thu hoạch sản phẩm, cây sắn bãi, sắn đồi cũng khao khát những trận mưa giông lắm, đấy là chưa nói đến nhưng năm lũ lụt sớm cuốn trôi các loại cây trồng, ngoài việc ở đồng áng, mỗi nhà đều có nuôi con heo cầm chuồng, nuôi ít con gà thả rông để chờ lớn mà cúng giỗ, ăn thịt....Nỗi vất vả của công việc nhà nông ngày ấy là vậy. Ai dám chắc rằng làm nông sẽ khấm khá hơn chứ chưa dám ước mơ giàu lên từ nông nghiệp. Phú hộ, địa chủ ngày trước đất đai, ruộng nương, trâu bò nhiều như thế... họ trả công thuê lao động rẻ mạt ... mà trong số họ cũng không mấy người giàu có ở thuở ấy. 

Anh bạn tôi một Nhà báo “gàn” bỏ nghề cầm bút đi làm nông nhận xét: “Cái cách làm nông của nông dân ngày nay gọi là việc nhà nông chứ không phải là nghề nông, nghề nông nó phải khác lắm”.

(Tác giả với cây cần tây được trồng bằng phương pháp hữu cơ, sản phẩm được cung cấp cho chị em sử dụng "ăn thực dưỡng")

Nghề nông là một ngành sản xuất lớn nó bao gồm: nuôi_trồng_thủy sản (trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá_tôm) nó phải được kết hợp với khoa học kỹ thuật. Do đó sản xuất nông nghiệp ngày nay cũng cần có sự thay đổi cách nghĩ, cách làm theo hướng chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp (bao gồm: việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp), người là nông nghiệp cũng cần phải có kiến thức về giống cây trồng, vật nuôi, kiến thức về thổ nhưỡng, môi trường khí hậu, có kiến thức bảo vệ sức khỏe công đồng (hạn chế sử dụng phân bón hóa học, các hóa chất bảo vệ thực vật, bảo vệ đất đai, và dần dần đi tới hướng nông nghiệp bền vững, nói không với hóa chất độc hại); chuyển dần từ trồng trọt thâm canh sang nuôi trồng xen canh. Ngoài ra cần có sự nỗ lực của cộng đồng những người sản xuất nông nghiệp Việt Nam cùng nhau xây dựng thương hiệu chung cho các sản phẩm nông nghiệp Việt có chỗ đứng trên thị trường nông sản thế giới. Có như vậy nghề nông ở nước ta mới phát triển bền vững và người làm nông nghiệp sẽ không vất vả, và giá cả sản phẩm nông nghiệp sẽ không còn bị phụ thuộc vào thời tiết, thị trường.

(Nhà báo Xuân Trường chăm sóc vườn cần tây)


(Chuối chín tự nhiên siêu sạch nhưng được băm nhỏ để làm phân vi sinh bón cho cây trồng)

(Trực lấy nước vào ruộng)

* By _ Binh Pham

------------

Mọi chia sẻ, các bạn gửi về hòm thư: lsphamquocbinh@gmail.com

Hoặc điện thoại: 091. 4464 438

Hoặc: Vườn bồ công anh (Xuân Trường) - Yên Sở - Hoàng Mai - Hà Nội.

-------------

 



Post a Comment

Previous Post Next Post