LTS: Bài viết trước tôi đã tóm tắt quá trình tôi quyết định bỏ phố (từ bỏ nghề Luật sư) để trở về nông thôn. Bài này tôi tiếp tục chia sẽ những khó khăn và cách giải quyết của tôi khi đối diện với những khó khăn vừa qua - hiện tại và tương lai.
Đồng lòng: Tôi
tâm sự với vợ về ý định của tôi những thuận lợi, những khó khăn và thách thức
khi về nông thôn. Tuy nhiên vợ tôi là người kha thoải mái nên khi nghe thấy ý định
của tôi thì vợ tôi hoàn toàn ủng hộ mặc dù vợ tôi không thật sự thích môi trường
sống ở vùng quê. Khó khăn lớn nhất của vợ chồng tôi là thuyết phục ông bà nội,
ngoại hai bên về ý định của mình (cái này thì người Việt mình còn thua xa các
nước văn minh). Bạn bè cũng thế ai có xu hướng thích thì tôi chia sẻ, còn ai có
xu hướng phản bác là tôi không đề cập tới. Không phải tôi không muốn nghe lời
phản bác, nhưng anh chị thấy đó, cách làm của tôi đã có sự tính toán từ nhiều
năm trước, quyết tâm làm từ tháng này qua tháng nọ, đêm này qua đêm nọ, học hỏi
trên các diễn đàn như: Bỏ phố về quê, nông nghiệp bền vững hoặc trên các trang mạng
xã hội ... vậy mà nhiều người thân đôi khi mới nghe đã phản bác một cách chủ
quan... nên tốt nhất là mình nghe rồi đi.
Chuyện học hành của
con cái: Một may mắn khi tôi quyết định nghỉ hưu ở tuổi 48 thì cậu con
trai của tôi đã 17 tuổi bạn ấy đang học lớp 12 nên tôi không lo lắng nhiều. Chỉ
còn cô con gái bé mới 05 tuổi mà sang năm vào học lớp 1 nên vợ tôi đắn đo nhiều
lắm vợ tôi nói rằng: “Người quê thì muốn gửi con lên thành phố học” nên cô ấy không
muốn con phải về quê học vì tuổi đó là tuổi vàng để học ngoại ngữ, học các môn
nghệ thuật mà ở nông thôn thì không có điều kiện; tôi thì cho rằng “con cái về
quê được sự hướng dẫn của cha mẹ, được sống với thiên nhiên là một bầu trời kiến
thức trực quan sinh động... không phải hàng tháng các trường quốc tế phải bỏ ra
nhiều tiền để cho học sinh “ học làm nông dân” đó sao?. Cuối cùng chúng tôi đi
đến một giải pháp tạm thời là: Vợ và con gái vẫn ở thành phố để có điều kiện học
tập, còn tôi sẽ ở nông thôn rồi đi về thành phố vào dịp cuối tuần, cứ như vậy
cho đến khi con gái vào học lớp 10 thì hai vợ chồng sẽ ở hẳn nông thôn..
Tài chính: Tôi
xếp nó ở vị trí thứ 3 hay thấp hơn hai vị trí trên vì thật ra tôi không quan
tâm nó như cách nó vẫn luôn nằm hàng đầu trong các câu chuyện. Nhiều người khi
nói làm nông đã đưa câu chuyện tiền tiền tiền để nói chuyện... tôi thú thật,
tôi đặt nó thứ yếu vì từ trước tới giờ tôi chưa bao giờ đặt áp lực về việc tiền
bạc với cuộc sống của mình về thế nó giúp tôi luôn cảm thấy thoải mái. Bạn nghĩ
đơn giản thôi, thời này khó ai chết đói, nên bạn sẽ không bao giờ chết vì đói cả
trừ khi bạn lười lao động, nếu chịu khó làm việc thì đất đai sẽ cho ta nhiều thứ.
Vậy hà cớ gì cứ lo tài chính. Trong khi bạn không chết đói và cũng không phải
chi gì nhiều khi về nông thôn, ví dụ như: Chất đốt có thể bếp ga nhưng cũng có
thể là củi khô, cây trái quanh vườn, chưa kể nếu bạn chưa trồng kịp thì đi
quanh xóm người ta có thể cho bạn, nông dân Việt Nam mình chất phác bạn biết rồi
đấy, đâu phải như ở thành phố.
Có bạn sẽ bảo còn tiền đầu tư cái này cái kia thì sao. Mình
nghĩ đã về quê tức là bạn đã mệt mỏi với không gian đô thị tù túng, ngột ngạt,
rồi cuộc sống mưu sinh cơm áo gạo tiền, làm tối mắt tối mũi, thì tội gì khi bạn
về nông thôn lại cứ phải đầu tư này kia để rồi lại mệt, rồi toang. Như vậy bạn
đâu có bỏ phố về quê, thân xác, hộ khẩu bạn ở quê thôi chứ cái tâm bạn cũng còn
ở Phố.
Bạn có thể lấy cái chất
văn hóa ở thành phố áp dụng đời sống ở
quê một cách khéo léo, hài hòa, Không những vậy cái lợi của người từng ở Thành
phố về quê bạn có rất nhiều thứ để kiếm tiền từ các kinh nghiệm ở thành phố của
mình, bạn có thể lấy ngắn nuôi dài như cách của mình, thu mua nông sản cho nông
dân để bán cho dân thành phố. Tuy nhiên bạn nghĩ chỉ làm vừa thôi, cứ thảnh
thơi thì cái gì đến nó đến, đừng quá đau đầu nghĩ về tiền- nó sẽ khiến bạn quay
lại thành phố nhanh đấy.
Chi Tiêu: Người
thành phố thường là tiêu nhiều nên làm nhiều. Ở nông thôn mình đi ngược lại,
mình tiêu ít nên có quyền làm ít. Mình ăn đơn giản mà chất lượng ăn một cách chậm
rãi, chẳng ai đuổi ai ép cả. Bù lại bạn có mấy từ “ ngắm trăng”, “thưởng trà –
nghe nhạc”, “ thăm vườn” ... nghe nó vừa lãng mạn mà khoẻ khoắn phải không? lại
chẳng tốn nhiều tiền như ở phố.
vườn cây mới trồng |
Thời Gian:
Cái này tôi không phân tích nhiều vì mỗi người mỗi khác ... nhưng thú thật trước
đây khi còn ở thành phố tôi tối mày tối mặt cho công việc, rồi bạn bè hạn hò gặp
nhau cafe, rượu chè nhậu với nhau có hôm mệt mỏi tơi bời nhưng về nông thôn thì
tôi có nhiều thời gian để đọc sách, nghỉ ngơi và suy ngẫm.
Hãy luôn mỉm cười!
Kết thúc phần I, phần
II: Làm Nông dân khó hay dễ?
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Hãy
chia sẻ thoải mái những bài viết của tôi! Xin lưu ý rằng tất cả hình ảnh và văn bản trên trang web này
là tài sản của (Blog TÔI ĐI PHƯỢT). Hãy thoải mái sử dụng một hoặc hai bức
ảnh với điều kiện bao gồm liên kết quay lại bài đăng gốc của tôi. Vui lòng
không xóa bất kỳ hình mờ, cắt hoặc chỉnh sửa bất kỳ hình ảnh nào của tôi mà
không có sự cho phép trước bằng văn bản của tôi. Ghim luôn được chào đón và
đánh giá cao! Cảm ơn!
Post a Comment