Một ngày cuối tháng 2/1897 Paul Doumer đã đến Nam Kỳ chính thức làm Toàn quyền Đông Dương, sau vài ngày ở tại Sài Gòn, Paul Doumer đã bắt tay ngay vào công việc và ngày 1/3/1897 ông đã đi tàu biển từ Nam Kỳ ra Bắc Kỳ và bắt đầu lập kế hoạch kiến thiết đông Đông Dương. Dấu ấn của ông để lại Đông Dương rất lớn thể hiện ở những công trình thế kỷ mà đến nay thế hệ con cháu chúng ta vẫn thừa hưởng. Cụ thể:
Hơn 120 năm trước Ngài Paul Đoumer mà dân An Nam ta quen gọi là ông “Đu Me” làm Toàn quyền Đông Dương nhiệm kỳ 5 năm, từ năm 1897đến 1902, khi ông mới 39 tuổi. Với nhiệm kỳ 5 năm ông đã làm được vài việc tôi chỉ điểm qua một số việc đã được sử sách ghi lại:
- Xây dựng tuyến đường sắt từ Bắc Kỳ nối với Vân Nam - Trung Quốc, dài hơn 800 km.
- Xây dựng cầu Long Biên nối hai bờ sông Hồng (1899 - 1902). Đây là cây cầu đẹp và dài nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ. (Cầu mang tên ông đến 1945).
- Xây dựng cầu Việt Trì nối hai bờ sông Lô.
- Xây dựng cầu Quay Hải Phòng bắc qua sông Tam Bạc.
- Xây dựng cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa nối hai bờ sông Mã.
- Xây dựng cầu Trường Tiền, Huế nối hai bờ sông Hương.
- Xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi nối sông Sài Gòn.
- Chấp thuận đề xuất của ông Yersin và cho xây dựng thành phố Đà Lạt.
- Mở mang, xây dựng cảng Hải Phòng.
- Năm 1901 khởi công xây dựng Nhà Hát Lớn Hà Nội, một công trình văn hóa kiến trúc đặc sắc đến tận bây giờ ở VN vẫn chưa có nhà hát nào xứng tầm.
- Đưa Hà Nội là thành phố có đèn điện ngoài đường đầu tiên ở Đông Dương và là một trong những thành phố châu Á đầu tiên có điện...
(Cầu Paul Doumer được khánh thành năm 1902) |
Đế quốc An Nam khi ấy ra sao?
+ Dân số Việt Nam khi đó ước khoảng trên 9 triệu người (bằng 1/10 bây giờ). Đúng “dân ngu, khu đen” với 95% mù chữ. Ấy thế mà xây dựng cầu Long Biên trong 3 năm 1899-1902, lúc đó chỉ có 3.000 phu An Nam và 40 đốc công “Tây”. (Để so sánh: Xây dựng cầu Thăng Long hơn 10 năm từ 1974-1985 có 7.000 lao động Việt Nam và hàng trăm lượt chuyên gia nước ngoài).
(Cầu Trường Tiền - Huế) |
+ Chỉ với nhiệm kỳ 5 năm Paul Doume đã điều hành làm từng đó công việc. Để công việc tiến hành thuận lợi đúng kế hoạch, Paul Doumer tự mình cưỡi ngựa đi khắp Đông Dương, Vân Nam, lưỡng Quảng – Trung Quốc.
Việt Nam nay đã “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, ngoài nội lực Việt Nam với hơn 90 triệu dân, còn có thêm “nước bạn” vĩ đại với 16 chữ vàng, cùng với đội ngũ khoa học có hàng vạn giáo sư, tiến sỹ… Thế mà làm mỗi một đoạn đường sắt 13,1 km, từ Cát Linh tới Hà Đông, khởi công từ năm 2008 đến nay đã hơn 12 năm, tiền vay đã tăng hơn gấp đôi so với ban đầu, qua 3 “đời” bộ trưởng GTVT vẫn chưa hoàn thành!
(Đường sắt trên cao Cát Linh _ Hà Đông, uốn lượn như con lươn) |
Chẳng lẽ bây giờ lại thua một “lão già thực dân người Pháp” 120 năm về trước ...!?
Nhắc lại là để có thể rút kinh nghiệm để mỗi người nỗ lực hơn, toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp hơn, chứ không phải để lên án!
---
Đôi dòng tiểu sử Ngài Paul Đoumer:
Paul Domer, sinh năm 1857, là cha của 08 người con (05 trai, 03 gái, người con gái út của ông được sinh ra tại An Nam; 04 trong số 05 người con trai của ông đều hy sinh trong cuộc chiến tranh Thế giới lần thư nhất). Paul Doume làm Toàn quyền Đông Dương: 1897-1902 khi đó mới 39 tuổi (trước khi làm Toàn quyền Đông Dương, Paul Doumer là Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp).
Tổng thống Pháp được 329 ngày, từ 13/6/1931- 07/5/1932 thì bị một kẻ lưu vong người Nga là Pavel Gorgulov ám sát chết).
Người Việt Nam nói chung nhớ đến Paul Doumer với hai đống góp chính, thứ nhất, đó là: Những công trình cơ sở hạ tầng; thứ hai, ông đóng vai trò quan trọng đối với văn hóa và khoa học, ông đã lập ra nhiều học viên nghiên cứu (trường Đại học Y, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Viễn Đông Bác cổ,...) mang mục đích phát triển lâu dài ở Việt Nam.
(Paul Doumer) |
Post a Comment