[VỪA ĐẠP XE VỪA KỂ CHUYỆN] PHẦN II: HÀ NỘI - BẮC NINH

[VỪA ĐẠP XE VỪA KỂ CHUYỆN] PHẦN II: HÀ NỘI - BẮC NINH

II. Rời chùa Dâu lúc 8h30, chúng tôi tiếp tục hành trình 4km tiếp theo để đến đền Sĩ Nhiếp: Nằm trong phạm vi thành cổ Luy Lâu đền thờ Sĩ Nhiếp là một di tích lịch sử đặc biệt gắn với lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc (Đền SĨ NHIẾP nay thuộc thôn Tam Á, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
(Đường làng dẫn vào đền Sĩ Nhiếp)
XUẤT THÂN: Sĩ Nhiếp hoặc Sĩ Tiếp (137 - 226) là Thái Thú Giao Chỉ vào cuối đời nhà Hán (Qua giai đoạn Tam Quốc), ông cát cứ và cai trị Giao Châu từ 187 đến 226. Do ông đã thực thi nhiều chính sách tiến bộ nên được hậu thế tôn làm Nam Giao học tổ, đến Nhà Trần lại sắc phong mỹ tự Thiện cảm Gia ứng Linh vũ Đại vương, một số các sử quan đánh giá cao gọi là Sĩ vương.
(Cổng đền nhìn từ trong ra, phía trên cổng khắc 4 chữ Hán: Nam Giao Học Tổ)
TRANH CÃI: Một số sử gia phong kiến chính thống, trong đó có Ngô Sĩ Liên, đánh giá rất cao Sĩ Nhiếp (gọi ông là Sĩ Vương), sánh ngang với các bậc vương giả, đồng thời coi Sĩ Nhiếp là ông tổ của Nho học ở Việt Nam (Ngô Sĩ Liên cũng cho rằng Sĩ Nhiếp là người có công khai phá Nho học ở Việt Nam). 
Tuy nhiên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn lại viết: "Sĩ Nhiếp theo lệnh triều đình Trung Quốc phái sang làm Thái thú, không từng xưng vương bao giờ, thế mà sử cũ cũng chép riêng thành một kỷ, nay tước bỏ đi, chỉ chép thẳng công việc thời ấy để ghi lấy sự thực...".

Tuy nhiên, theo Việt sử lược của tác giả khuyết danh thời nhà Trần, thì điều đó không chắc đã đúng. Việt sử lược viết: "Nhà làm sử thường cho nước ta (Việt Nam) có văn học là khởi đầu từ Sĩ Nhiếp. Cái ý kiến đó có lẽ không phải. Vì rằng từ khi Nhà Hán cai trị đất Giao Chỉ đến đời Sĩ Nhiếp đã được hơn 300 năm, người Giao chỉ đã có người học hành thi đỗ hiếu liêm, mậu tài. Vậy nói rằng đến ông Sĩ Nhiếp mới có Nho học thì chẳng sai lắm ru. Hoặc giả ông ấy là một người có văn học trong khi làm quan, lo mở mang sự học hành, hay giúp đỡ những kẻ có chữ nghĩa, cho nên về sau mới được cái tiếng làm học tổ ở nước Nam, tưởng như thế thì có thể hợp lẽ hơn".
Các sử gia hiện đại của Việt Nam, dù chính thống hay không, cũng đều thừa nhận rằng việc quá đề cao Sĩ Nhiếp và gọi ông là Sĩ Vương của Ngô Sỹ Liên là không hợp lý.
KIẾN TRÚC: Nhìn tổng thể từ phía ngoài ta sẽ thấy khu đền gồm tam quan ( Ngũ môn nay bịt 2 lối và sát ngoài còn tam môn) khoảng sân rộng, nhà Tiền Tế, Hậu Cung và hai dẫy nhà hành lang hai bên, ẩn hiện trong cả một rừng cây cổ thụ quanh năm xanh tốt.
(Cổng đền nhìn từ phía trong đền)


Đền Sĩ Nhiếp là một trong những di tích đã được nhà nước xếp hạng và cấp bằng công nhận là di tích Lịch sử văn hóa - Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc Gia từ năm 1964. Nơi đây được biết đến là một điểm tham quam du lịch – Văn hóa tâm linh quan trọng ở vùng quê Thuận Thành, Bắc Ninh.
(Cổng đền nhìn từ ngoài vào, trước kia cổng đền có 5 cửa nay chỉ còn 3 cửa)

Hành trình còn nhiều mà thời gian buổi sáng sắp hết, chúng tôi phải rời đền Sĩ Nhiếp để đến với thành cổ Luy Lâu. Gọi là thành cổ nhưng nơi đây gần như không còn 1 dấu tích nào cho thấy ở đây trước kia là một tòa thành, giờ đây trong khu vực gọi là thành cổ chúng ta bắt gặp những mảnh ruộng trồng lúa, ngô, hoa và 1 nghĩa trang của thôn làng. Tôi bắt gặp 1 bác nông dân đang cấy lúa gần đó, qua câu chuyện thì được biết trong tương lai nhà nước sẽ cho phục dựng lại thành cổ Luy Lâu tại khu đất này.
(Tranh thủ chụp ảnh trong thành cổ Luy Lâu)

(Ruộng ngô trong thành cổ Luy Lâu)


(Cây cầu đá trước cửa ngôi đền trong thành cổ Luy Lâu)

(Cổng trường PTTH Thuận Thành II trên QL 17)
Đạp xe 1 vòng quanh thành cổ Luy Lâu, Tom cùng bố tiếp tục hành trình đến chùa Bút Tháp.

3. CHÙA BÚT THÁP: Chùa Bút Tháp nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp). Tên cũ của chùa trước đây gồm có: Thiếu Lâm Tự, Hoàng Cung Tự. Trong chùa có tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam, đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.

(Trước cổng chùa Bút Tháp)
KIẾN TRÚC: Đây là một trong không nhiều ngôi chùa cổ, có quy mô kiến trúc lớn của Đồng bằng Bắc Bộ còn lại đến ngày nay. Chùa có kiến trúc độc đáo, bố cục hài hòa giữa kiến trúc với môi trường thiên nhiên. Toàn bộ kiến trúc chính của chùa quay theo hướng Nam, một hướng truyền thống của người Việt. Đối với đạo Phạt hướng Nam là hướng của trí tuệ, của bát nhã.
(Tháp Báo Nghiêm chùa Bút Tháp)

Quần thể kiến trúc còn giữ lại nhiều di tích của thế kỷ 17. Chùa chính với ba dãy nhà Tiền đường - Thiên hương - Thượng điện tạo thành chữ "công". Cách bố trí như vậy làm nổi bật điện thờ bên trong với các pho tượng.
(Phía sau là Am Tích Thiện)
Kiến trúc chùa vẫn dùng khung gỗ chịu lực nhưng nền bệ lan can dùng đá rất phổ biến, trên có những hình động vật được khắc trông sinh động và độc đáo. Trang trí được thể hiện ở mọi nơi trên các chất liệu gỗ và đá, ở kiến trúc và ở các đồ thờ. Đặc biệt trên lan can tòa Thượng Điện có 26 bức chạm khắc đá, trên lan can cầu đá nối với Tòa Thích Thiện Am có 12 bức và ở lan can quanh chân tháp Báo Nghiêm có 13 bức. Như vậy tổng cộng các bức chạm khắc đá ở chùa Bút Tháp là 51 với những đề tài khác nhau, nhưng đều thống nhất với nhau ở mặt chất liệu, phong cách và thống nhất về niên đại.
(Cầu đá phía sau thượng điện)

Hình ảnh chạm khắc ở đây sống động tươi vui hàm chứa ý nghĩa Phật đạo và đặc biệt mang đậm nét tính chất nghệ thuật thiền. Các bức chạm đều tập trung về đề tài thiên nhiên phong phú sinh động như Tứ Linh Quý.




(Thập bát La Hán - chùa Bút Tháp)



(tượng Quân Âm nghìn tay nghìn mắt)




10h30 rồi, tạm biệt chùa Bút Tháp, Tommy phải về nhà ăn trưa cùng với ông bà nội và mẹ thôi!


III. THẤY GÌ CHỤP ĐẤY:







(Bán chuối bên đường QL 17)

(11h30 trên cầu Vĩnh Tuy)

* Tổng kết chuyến phượt lần 3:

- Chuyến đi giúp Tom có thêm nhiều kiến thức như: Lịch sử, địa lý, và hiểu thêm về văn hóa, kiến trúc đền chùa Việt Nam.

- Hành trình 65 km (cả đi và về) thời gian đi lại hết 5h30 (khởi hành 7h00 - Kết thúc 11h45)
(Thông tin hành trình của Tom)

- Chi phí cho Tour du lịch là: 0 đồng;

- Bạn nào muốn tham gia trải nghiệm với Tommy có thể liên hệ với tôi qua tài khoản fb: https://www.facebook.com/nousernameok69


* Tác giả: TOMMY PHẠM

Post a Comment

Previous Post Next Post