Vẫn như kế hoạch hàng tuần của Tommy là vào Chủ nhật Tom sẽ cùng với bố luyện tập đạp xe. Hôm nay Tom có buổi trải nghiệm vô cùng thú vị trên cung đường: Hà Nội - Bắc Ninh (Chùa Dâu - Đền Sĩ Nhiếp - Chùa Bút Tháp).
Để giúp các bạn tiện theo dõi, Tom sẽ chia bài viết của mình làm hai phần giúp mọi người vừa đọc, vừa xem được những bức ảnh mà hai bố con nhà Tom đã chụp trong chuyến đi.
Phần I: Khởi động.
7h00 chúng tôi xuất phát từ Công viên Tuổi Trẻ và như thường lệ sẽ là chụp hình làm kỉ niệm.
(Cùng nhau chụp hình trước cổng Công viên Tuổi trẻ) |
Sau khi chụp hình thì Tom đạp xe ra phố Minh Khai để qua cầu Vĩnh Tuy, sau đó chúng tôi đi men theo con đường trong khu đô thị Thạch Bàn (con đường song song với QL 5) rồi rẽ ra đường QL 5.
Chuyến đi nào bố cũng làm cho tôi phải tò mò. Đang đi trên QL 5 bố bất ngờ rẽ trái vào khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm-Hà Nội), ông nói với tôi: Con đứng đây chụp vài kiểu ảnh làm kỷ niệm.
(Khu đô thị Đặng Xá) |
Chụp hình xong bố nói cho tôi biết: Đây là quê của bà nội tôi, tôi thật bất ngờ vì từ nhỏ đến giờ mình chưa được đến đây? đang bần thần chưa muốn hỏi bố như đón được suy nghĩ của mình, ông nói đùa: Vì các cụ thân sinh ra bà nội đã bỏ làng ra phố lập nghiệp nên bà mất quê rồi, giờ chỉ còn vài người họ hàng xa ở quê thôi. Tom biết thêm thông tin chỗ mình đang đứng chụp ảnh thì mới cách đây 20 mươi năm ở đây vẫn là những cánh đồng trồng lúa, rau của dân làng thôn Kim Âu, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
(Khu đô thị Đặng Xá và tấm biển chỉ dẫn đi vào chùa) |
(Chùa Kim Âu) |
Hai bố con tôi đạp xe xuyên qua khu đô thị để vào làng, con đường dẫn vào làng hai là những trang trại trồng bưởi. Tiết tháng 3,đi qua những vườn bưởi bạn sẽ cảm nhận được
hương hoa bưởi lại phảng phất. Hoa bưởi không thơm ngát như hoa lan, không nồng
như hoa sữa mà chỉ thoáng hương bay theo gió. Hương thơm nồng nàn của loài hoa miền quê này tỏa ra vấn vương làm lâng lâng
lòng nhiều lữ khách.
Sau khi dạo 1 vòng quanh làng, bố nói với tôi: Hôm nay mình đi sớm nên không rẽ vào thăm 1 người bà con họ hàng mà để chuyến phượt sau sẽ ghé vào chơi.
Sau khi dạo 1 vòng quanh làng, bố nói với tôi: Hôm nay mình đi sớm nên không rẽ vào thăm 1 người bà con họ hàng mà để chuyến phượt sau sẽ ghé vào chơi.
(Chùa Kim Âu đang được tu bổ) |
(Khu đô thị Đặng Xá nhìn từ thôn Kim Âu) |
(QL 17 đang nâng cấp) |
(Trước Tam quan chùa Dâu) |
CHÙA DÂU:
LỊCH SỬ: Chùa Dâu được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên.
Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì - ni -
đa - lưu - chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam.
Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời
nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật Giáo Việt Nạm, được Nhà nước xếp hạng
di tích lịch sử ngày 28/4/1962. Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man
Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn, Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km.
(Tháp Hòa Phong chính giữa phía sau tam quan) |
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân, hay Cổ Châu, là
một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà
Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của Việt Nam. Chùa còn
được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng
tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù
các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại. Chùa là một danh lam
bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của
Việt Nam được xếp hạng đợt 4.
Chùa nằm ở vùng Dâu, thời Bắc thuôc gọi là Luy Lâu. Tại vùng
Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân ("thần mây"), chùa Đậu
thờ Pháp Vũ ("thần mưa"), chùa Tướng thờ Pháp Lôi ("thần sấm"), chùa Dàn thờ Pháp Điện
("thần chớp") và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa
này ngoài thờ Phật còn thờ Tứ Pháp.
Chùa Đậu tại vùng Dâu đã bị phá hủy trong chiến tranh nên
pho tượng Bà Đậu được thờ chung trong chùa Dâu.
Trong Tứ Pháp thì Pháp Vân đứng đầu, Thạch Quang Phật (tảng
đá trong cây Dung thụ) luôn ở bên Pháp Vân và Pháp Vân đại diện cho cả Tứ Pháp,
mỗi khi triều đình thỉnh tượng về kinh đô cầu đảo, có thể rước cả bốn tượng hoặc
chỉ mình Pháp Vân. Có thể nói Tứ Pháp thì Pháp Vân, Pháp Vũ được thờ cúng rộng
rãi hơn cả nhưng Pháp Vân là trọng tâm, nên Chùa Dâu đã trở thành trung tâm của
tín ngưỡng này ở cả vùng Dâu lẫn cả nước.
Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần
qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về
kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Hiện
nay, ở tòa thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời
nhà Lê.
(Tượng thờ trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi tại chùa Dâu) |
KIẾN TRÚC:
Cũng như nhiều chùa chiền ở Việt Nam, chùa Dâu được xây
dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Bốn dãy nhà liên thông hình chữ
nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền
đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ Pháp, tám vị Kim Cương; Gian thiêu hương đặt tượng
Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam Châu Thái Tử, Mạc Đĩnh Chi.
Thượng điện để tượng Bà Dâu(Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các
pho tượng Bồ Tát, Tam Thế, Đức ông, thánh Tăng được đặt ở phần hậu điện phía
sau chùa chính.
(Mái đao) |
Tôi cùng bố gửi xe vào chùa lễ Phật rồi tham quan cảnh chùa và chụp hình:
Post a Comment