Đôi khi chúng ta sẽ bị ngã xe, hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn đôi điều về việc cần làm sau khi bị ngã xe. Và trước khi đi xe trong lần tiếp theo cần kiểm tra xe và cơ thể bạn như thế nào.
Nếu bạn có đi xe đạp thì vẫn sẽ có lúc bị ngã xe, còn sau khi nó đã xảy ra rồi thì trước khi bạn đứng dậy, bạn cần kiểm tra xem cơ thể mình có bị thương ở đâu không., nếu có thì sơ cứu. Nếu xương chân tay của bạn không vấn đề gì, và nếu xung quanh không có xe cộ thì cần nhanh chóng di chuyển đến nơi an toàn, rời khỏi lòng đường:
1 Vững vàng, chậm rãi
Bác sĩ Michael Rose đã từng gặp hàng loạt các chấn thương khi đi xe đạp. Anh thường nghe những người ngã xe nói “Tôi ổn,” nhưng họ thậm chí không thể đứng lên. Ông ấy nói rằng sau khi bị ngã xe, bạn nên đứng dậy từ từ, lâu một chút cũng không sao. Sau đó thử cử động cơ thể xem có vấn đề gì không, đừng vội leo lên xe đi tiếp ngay mà cần xem xem bạn có bị thương ở đâu không, sau đó hãy xem đến chiếc xe của bạn. Ông còn hỏi “trước khi bạn lên xe đi tiếp thì bạn có chắc mình có thể tự di chuyển được không?”. “Tay vai của bạn có thể cử động bình thường không? Ngoảnh trước sau trái phải xem cổ của bạn có bị đau không?” Hãy dành một chút thời gian để kiểm tra, sau đó mới xem xem bạn có thể đi tiếp được không, nếu không được thì tốt nhất là chờ người khác đến giúp.
2 Phương pháp sơ cứu cơ bản
Nếu bị ngã xe, trước khi đứng dậy bạn cần kiểm tra cơ thể mình và tự hỏi mấy câu hỏi sau: chân tay của bạn có còn cảm giác không? Các xương khớp có đau không? Có bị chảy máu nhiều không? Nếu bạn thấy tình trạng của mình khá nghiêm trọng thì tốt nhất đừng tùy tiện di chuyển cơ thể. Mà cần tìm sự giúp đỡ (gọi điện hoặc xem có người qua đường không), hoặc xem xung quanh có quầy thuốc nào không. Bác sĩ Michael Rose nói nếu bạn có thể tự dựng chiếc xe của mình dậy thì nửa thân trên của bạn không có vấn đề quá lớn. Nếu có thể di chuyển thì có nghĩa là bạn có thể tiếp tục đi tiếp rồi. “ Tất cả các cơ quan của cơ thể nếu vẫn ở trạng thái có thể hoạt động thì có thể chịu được sức nặng của cơ thể.” Bác sĩ Michael Rose nói.
3. Kiểm tra vùng đầu
Kiểm tra xem chiếc mũ bảo hiểm của bạn có bị vỡ không hoặc đầu có bị đập vào đâu không là cách nhanh nhất, bác sĩ Michael Rose nói: “Nếu bạn còn biết tôi đang nói gì thì tức là không có vấn đề gì cả.” Ông nói: “Nếu đầu bị va chạm nhẹ thì sẽ có cảm giác choáng; còn nếu cả việc bạn đang ở đâu bạn cũng biết, vậy thì gay rồi. Nếu bạn lái xe một mình sau khi bị ngã bạn sẽ thấy chẳng sao cả, tự mình cảm giác bao giờ cũng ổn. Như vậy sẽ rất nguy hiểm, tốt nhất là dành chút thời gian để xác nhận xem thực sự mình có sao không là tốt nhất.”
4. Kiểm tra bánh xe
Nếu bạn không sao mà chỉ bị xây xước nhẹ thì hãy tiến hành kiểm tra chiếc xe nhé. SCOTT Kelly, Giám đốc kỹ thuật của Scott-3Rox, ông thường đứng ở các điểm sửa chữa xe ven đường đua. Và ông thường kiểm tra những vị trí quan trọng của một chiếc xe.
Thường thì ông sẽ kiểm tra bánh xe trước. Một điều rất rõ ràng là đổ xe là do bánh xe đâm phải chướng ngại vật, nên kiểm tra bánh xe là việc đầu tiên nên làm. Dù tình trạng bạn ngã xe thế nào thì ông đều khuyên bạn nên kiểm tra lượng khí áp trong lốp xe. Xem lốp xe có bị đâm thủng không, vành xe có bị cong không. Phanh xe có bị hỏng không. Nếu kiểm tra hết những thứ trên mà không có vấn đề gì thì chúng ta có thể chuyển sang kiểm tra phụ kiện xe.
5. Kiểm tra các phụ kiện khác
Khi Kelly kiểm tra chiếc Xe đạp địa hình nhập khẩu chất lượng cao của cô sau khi bị đâm đụng, thì anh sẽ tiến hành kiểm tra phanh xe và bộ biến tốc. Anh nói những phụ kiện này thường bị xê dịch sao va chạm. Và chắc chắn bạn không hề muốn một điều rằng khi lên xe đi tiếp mới phát hiện bộ biến tốc đã bị lệch rồi. Đồng thời anh sẽ tiến hành điều chỉnh bộ biến tốc sau khi kiểm tra tình trạng chuyển động của biến tốc trước sau. Tiếp đến là kiếm tra dây xích: xem có bị kẹt không và xem dây xích có bị hỏng không? Cuối cùng là kiểm tra vị trí yên xe, xem nó còn cố định chắc chắn không.
6. Kiểm tra khung xe
Vị trí cuối cùng mà Kelly kiểm tra là khung xe, bạn cần kiểm tra kĩ càng xem khung xe có bị gẫy hoặc có vết nứt nghiêm trọng nào không. Đặc biệt là với khung bằng Cacbon thì càng cần kiểm tra tỉ mỉ hơn vì chất liệu này rất dễ gãy. Một khi bị hỏng mà không phát hiện ra thì rất có thể xảy ra sự cố nghiêm trọng hơn ở lần đi tiếp theo. Về điều này thì khung nhôm và không thép tốt hơn một chút.
7. Làm tốt công tác chuẩn bị
Trước khi đạp xe thì công tác chuẩn bị rất quan trọng, đặc biệt là bạn và đồng đội đang có kế hoạch cho một chuyến đi mạo hiểm như đến một nơi chưa ai từng đến hoặc rất ít người qua lại…Phải mang theo những dụng cụ cơ bản như: hộp đựng dụng cụ đa năng, ống dự phòng, bơm,…và những vật dụng cần thiết như băng gâu, gạc để có thể sơ cứu tạm thời nếu gặp nạn. Đương nhiên nếu có một phần mềm dành riêng cho giới đi xe đạp có chức năng định vị thì khi bạn ngã xe sẽ có đồng đội đến giúp đỡ bạn mà không phải gặp phải tình huống kêu trời trời không thấu, kêu đất đất không hay nữa rồi. Khi gặp phải tình huống khẩn cấp đừng quá cuống quýt mà phải thật bình tĩnh, vì có nóng vội cũng vô ích.
Xe đạp Nghĩa Hải là nhà phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 130 năm. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp cào cào, xe đạp mini, xe đạp địa hình, xe đạp gấp, xe đạp trẻ em, xe đạp thể thao,…
Post a Comment